khiêm cung

Một người đàn ông, không biết lý do gì, mà lại ghé vào đạo tràng của vị đạo sư già tuổi. Anh ta ngồi đó, khoe về những thực hành tâm linh đã mang đến cho anh ta sự tĩnh tại trong tâm hồn ra sao, và cách anh ta vẫn có thể giữ được sự bình thản trước những nhiệm vụ thế gian như vợ con, cha mẹ già và những người hàng xóm rắc rối. Vị đạo sư nghiêm cẩn, im lặng đến nỗi anh ta bỗng rùng mình và sợ hãi. Đến nỗi... dường như anh ta không thể chịu đựng được lặng im đó, tâm anh ta thôi thúc cho cái miệng bỗng mấp máy muốn nói gì đó thêm. Sự im lặng ấy khiến anh ta cảm thấy những lời lẽ trước đó có vẻ gì đó không ổn.

Một người hỏi: "Làm sao để biết sự tiến bộ tâm linh bên trong chúng ta?"

Và trả lời: "Hãy kiên nhẫn! Hãy lặng lẽ rút vào bên trong và tự do khỏi những chướng ngại tâm trí. Sự quay vào bên trong cần một tầm nhìn thực sự dài hạn. Khi sự dính mắc vô lượng kiếp mà đòi hỏi sự tiến bộ trong một vài năm sao? Đừng sớm khoe về những tiến bộ tâm linh của anh vội. Đừng vội đắc chí với cái trạng thái tĩnh đang được trải nghiệm bên trong mình ngày này qua ngày khác."

"Vì sao?"

"Khi vẫn còn hơi hướng bản ngã, nó vẫn còn sẽ trồi lên và kết luận về những gì mà nó nghĩ đã trải qua. Khi sự tĩnh lặng được trải nghiệm bên trong, bản ngã nếu vẫn chưa biến hẳn, nó vẫn sẽ nắm bắt phần trải nghiệm đó và coi đó như là một chiến tích của nó, một phần trong con người nó. Tốt hơn là hãy khiêm cung, lặng lẽ, hãy dấn sâu hơn, cố định mình trong chân ngã."

"Làm sao để biết sự tĩnh lặng bên trong đó là chân thật."

Trả lời: "Ai đang hỏi câu hỏi này?"

"Tôi"

" Hãy tìm kiếm cái 'tôi' đang hỏi câu hỏi này. Khi cái tôi giả tạo biến mất thì cái tôi thật xuất hiện."



No comments:

Note: Only a member of this blog may post a comment.

Trang Ps Blog. Powered by Blogger.