chân thực

1/ Nỗi sợ hãi sẽ khiến bạn ở trong tình trạng đắm chìm và phụ thuộc vào một hay nhiều thứ mà bạn luôn biện minh rằng điều đó là hoàn toàn cần thiết. Bạn cảm thấy mình không thể sống nếu thiếu nó. Nỗi sợ hãi luôn thôi thúc bạn phải có thêm nhiều. Việc "có thêm nhiều" khiến bạn có cảm tưởng rằng mình đang đủ đầy hơn. Nhưng đó chẳng qua là một ảo giác. Ẩn sau suy nghĩ "có nhiều hơn" là một suy nghĩ "cảm thấy thiếu" thôi thúc bạn hành động để sở hữu thêm. 

Nỗi sợ gây ra sự chịu đựng, trốn tránh và kiểm soát. Giống như khi một người nhìn rắn đến gần mình, anh ta rơi vào tình trạng kiểm soát khiến cơ thể trở nên căng cứng, run lẩy bẩy, và suy nghĩ loay hoay và cố gắng trốn thoát tình trạng đó. Có người sợ thiếu thốn tiền bạc nên gắng gượng và chịu đựng làm việc, với suy nghĩ trước khổ sau sướng. Có người sợ vô minh nên cố gắng quan sát mình, nỗ lực thiền hành. Người sợ một mình, nên cố gắng xây dựng mối quan hệ. Người sợ đám đông, nên cô lập bản thân. Nỗi sợ tiềm ẩn bên trong khiến họ đồng hóa mạnh vào tính cá nhân, và tự tách ra mình ra khỏi dòng chảy cuộc sống. 

Một người lạc vào nỗi sợ dù tồn tại trong đời sống nhưng lại không hòa điệu với dòng chảy tự nhiên. Chính nỗi sợ mang họ ra khỏi sự bất tận đó. Vì ở trong nỗi sợ, tất cả đều cho rằng họ là một cá nhân, một nhân cách, phải đấu tranh, phải cố gắng, phải tiến bộ. Họ cảm thấy sự khác biệt giữa mình và người khác. Nỗi sợ khiến họ ảo giác về sự phân tách giữa mình và thế giới xung quanh hay những con người ngoài kia. Nỗi sợ khiến họ ảo giác về mình như một cá thể biệt lập. Vì khi đồng hóa vào nỗi sợ hãi, nghĩa là bạn đồng hóa và thân xác. 

Nhưng khi bạn không còn bị chi phối bởi bất cứ nỗi sợ nào, bạn không còn phản ứng tâm lý với những điều kiện hay nhân duyên đang tới, mà hòa vào điệu nhảy đó, như hòa vào dòng chảy cuộc sống. Đạo nằm ở chỗ đó. 

Đạo là khởi nguồn của dòng chảy không ngừng. Ta gọi đó là vô thường. 

Người cảm nhận rõ vô thường, là người vững chãi vì không đồng hóa mình vào những biến thiên đó.

Cũng vì cảm nhận rõ điều đó, nên họ biết đạo tự khắc luân chuyển họ đến nơi phù hợp. Họ lắng nghe trực giác và biết đạo không bỏ rơi bất cứ ai. Vì bản chất của mỗi người là đạo. 

2/ Suy nghĩ muốn được lạc vào sự huyền bí hay bí ẩn. Nó muốn đạt được một trạng thái nào đó gọi là xuất thần. Sự tỉnh thức thì rất đơn giản, đó là thấy mọi thứ như nó là. Trong sáng. Đó là trạng thái rốt ráo, vượt lên mọi trạng thái vô thường do suy nghĩ ảo tưởng. 



No comments:

Note: Only a member of this blog may post a comment.

Trang Ps Blog. Powered by Blogger.