nỗ lực tâm linh đúng
Những lời dạy cốt lõi trong những tôn giáo như Ấn Độ Giáo, Công giáo hay Đạo Phật nếu được thực hành đúng đều dẫn đến sự chứng ngộ. Chỉ có điều, vì bị hiểu theo ý riêng và sự thực hành chỉ mang tính nhị nguyên nên không dẫn đến kết quả thực sự. Như vậy, không có một đạo nào là tốt nhất mà nỗ lực thực hành có đúng đắn hay không mà thôi.
Một ngôi làng nổi bật với những nhà đá và đất sét mang tên Lapa ở Nepal có dẫn lời Chúa: "I am the way, the truth and the life." Và câu tiếp theo không được ghi lên đó là: "No one comes to the Father except through me." Như vậy, Chúa là con đường, là sự thật và là sự sống. Điều này không khác gì với ý thức trực tiếp vào sự tĩnh lặng bên trong là con đường, là sự thật và là hiện hữu (sự sống). Không có con đường-sự thật nào khác ngoài điều này. Bất cứ sự chứng ngộ nào đều phải thông qua "con đường" này.
Kinh Vệ Đà có một câu đại ý như sau: "Atman chẳng có thể nhận biết được bởi học vấn, bởi sức mạnh của trí óc. Atman chẳng thể nhận thức được bằng giác quan. Atman mở các giác quan ra ngoài, bởi thế người ta chỉ trông ra thế giới bên ngoài mà không nhìn về Atman. (Atman hàm nghĩa chân ngã). Atman chính là nguồn nơi mà toàn bộ thế giới hình tướng khởi sinh và tan biến vào nó. Nhưng chúng ta bị lạc vào ý thức thế giới hình tướng mà quên mất ý thức về Atman. Như vậy, chỉ có ý thức Atman mới là "con đường" chứng ngộ duy nhất.
Đức Phật từng nói: "Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn." Trên trời dưới đất, chỉ mình chân ngã là cao quý nhất và là duy nhất. Như vậy, nếu không biết ngã này thì không có cách nào khác nữa cả.
Có một câu hỏi của một học trò hỏi Chúa đại ý là "tại sao ngài lại giảng đầy ẩn dụ như vậy?, và Chúa đáp: "Vì nó chỉ dành cho những người thực sự muốn thấy Ta."
Người thực sự muốn thấy Ta thì ít, người hiểu nhầm Ta và thực hành theo sự hiểu nhầm thì nhiều.
No comments:
Note: Only a member of this blog may post a comment.