nhận biết tuyệt đối
1. Khi cơ thể này xuất hiện, ý thức cơ thể có mặt. Khi cơ thể đi vào giấc ngủ, não bộ đi vào trạng thái tĩnh, vì thế ý thức đi vào thế giới vô tướng nên bạn không ý thức về thế giới hình tướng. Lúc này, bạn vẫn là ý thức trong cõi vô tướng, và cõi vô tướng thì bao trùm lấy cõi hình tướng. Khi bạn tỉnh dậy, ý thức trở lại với cơ thể và thế giới hình tướng nhưng vì ý thức đó nhiều phần bị trói trong những ảo tưởng về thế giới hình tướng nên nó không thực sự thuần khiết như khi bạn rơi vào giấc ngủ.
2. Những phiền não và loạt các suy nghĩ đều nảy sinh từ suy nghĩ đầu tiên rằng "tôi là một người, là ai đó". Vì bạn hình dung mình như một cá nhân, một con người nên tất cả mọi suy nghĩ và loạt rắc rối đều nảy sinh từ suy nghĩ gốc này. Bạn có nhận ra tất cả mọi lo lắng, ghen tuông, đố kỵ, so sánh... đều đến từ việc bạn ảo tưởng rằng mình là thể xác này, là một cá nhân, một ai đó? Vì lúc đó, mọi sự phân chia chồng chồng lớp lớp đều nhân ra, nhân ra không đếm xuể. Nhìn thẳng vào chính mình, khi tâm trí hoàn toàn tĩnh lặng, sự nhận biết tuyệt đối này cô độc và rộng khắp. Nó thuần khiết và không hề bị chi phối bởi thế giới hình tướng.
3. Sự diễn đạt còn mơ hồ vì nó không xuất phát từ cái nhìn trực tiếp, mà nó là sự bám vào một số những suy luận, những niềm tin lẫn kiến thức. Và cũng chính trong lúc diễn đạt, những suy nghĩ nảy ý hoài nghi về thứ được nói ra.
4. Bản ngã luôn cần đối tượng. Sự tỉnh thức nghĩa là không còn đối tượng để bám vào, đó là sự nhận thức tuyệt đối. Chỉ mình nó bao trùm lên mọi thứ.
5. Không có sự tái sinh hay không có sự luân hồi. Bạn không thể được tái sinh. Bạn là sự nhận biết tuyệt đối. Còn lại, hãy khám phá cái gì tái sinh? Đó là sự ảo tưởng bám chấp lấy hình tướng tái sinh mà thôi. Khi nào bên trong bạn vẫn còn níu giữ lấy thứ gì đó, thì thứ đó vẫn còn tiếp diễn sau khi cái thân xác này tàn rữa.
No comments:
Note: Only a member of this blog may post a comment.