không khởi ý gây hại
Ý thức của các loài động vật thường là ý thức bị điều kiện. Ý
thức bị điều kiện nghĩa là ý thức bị trói buộc với điều kiện/viễn cảnh/ảo ảnh/…
nào đó. Hàm ý nó không thực sự nhận ra bản chất thực sự của mình là gì. Vì thế
khi chúng ta giết động vật bằng khởi niệm và quá trình “tàn sát” gây đau đớn, ý
thức có điều kiện này sẽ chống đối lại và tạo ra tình trạng kiểm soát.
Y hệt
tình trạng con gà khi bị cắt tiết, nó sẽ vùng vằng và cố giằng co khỏi điều đó.
Ý thức có điều kiện bên trong nó sẽ nảy sinh thái độ chống đối rất đau khổ và
nó sẽ cảm thấy vô cùng đau khổ lên sự tàn sát lẫn nỗi đau hiện hữu trên thể xác
nó lúc này. Trước khi một con vật bị giết chết hoàn toàn, nếu quá trình đau khổ
ấy kéo dài, ý thức bên trong nó sẽ trở nên tiêu cực và phóng chiếu sự tiêu cực
đó lên đối tượng đã tàn sát nó. Đó là lý do vì sao chúng ta có câu “oan gia
trái chủ”, hàm ý rằng sự dính mắc bên trong đối tượng này chía vào một đối tượng
nào đó mà nó nghĩ rằng đã từng tàn sát và gây tổn thương cho nó. Chúng ta không
thể biết được mình đã từng khởi bao nhiêu ý và gây ra hành vi tàn sát với bao
nhiêu đối tượng trong quá khứ. Nếu các đối tượng vẫn nắm lấy ý nghĩ tiêu cực chía
về phía chúng ta thì rõ ràng, điều này sẽ tạo ra làn sóng tiêu cực đến tâm trí
chúng ta. Nó quả thực vi tế và khó tránh khỏi. Khi làn sóng tiêu cực chía vào
chúng ta càng mạnh, nó đòi hỏi sự nhận biết càng vững.
Trong quá trình sống, chúng ta cần ý thức về việc không khởi ý hay vô thức tạo ra đau đớn lên chúng sinh khác là như vậy, vì điều này sẽ kích hoạt ý thù hằn và đau khổ nội tâm cho chúng sinh đó. Khi một ai đó khởi ý bỏ rơi và gây bao lực lên chúng ta, nếu không là sự nhận biết, chúng ta liền bị bám lấy ý thù hằn và uất hận chía về đối tượng đó. Nhưng quá trình đó thì đang gây ra sự hủy hoại từ bên trong bạn. Nó trói buộc bạn từ bên trong. Bạn đang ràng buộc mình với phiền não từ bên trong. Như vậy, rõ ràng, làn sóng uất hận sẽ càng bị leo thang và mạnh mẽ hơn khi tâm trí loài người khởi ý gây hại hay đau đớn cho chúng sinh nhiều hơn. Thế giới từ bấy lâu nay chẳng phải đang đi theo hướng đó hay sao? Khi sự tàn sát chúng sinh để phục vụ lợi ích gì đó đã trở thành một ngành công nghiệp, đã trở thành một chiến lược chính trị hay kinh tế. Đó là lý do vì sao đạo Phật có giới không sát sinh. Nếu nhìn ra được nguyên lý này, bên trong chúng ta sẽ không còn sinh khởi ý hãm hại sự sống.
Khi một người rơi vào tình trạng cận tử, nếu ý thức bên trong họ vẫn chưa thực sự giải phóng, hàm ý vẫn còn sự dính mắc, thì ý thức này cũng biểu lộ tương tự như khi tình trạng con gà khi bị “cắt tiết”. Tức ý thức sẽ giằng co để nắm bắt lấy thân thể. Điều này cũng xảy ra tương tự cho tình trạng bóng đè. Ý thức bám lấy cơ thể, vì nó đang tự huyễn hoặc rằng mình đang sắp chết rồi, chết thật rồi. Ý thức có điều kiện đó rất sợ cái chết, cũng như con gà sợ cái chết cận kề. Nhưng nếu ý thức bên trong bạn đã hoàn toàn giải phóng, tình trạng giằng co này sẽ không diễn ra, mà nó tan vào ý thức phổ quát không còn bị trói buộc trong thế giới hình tướng.
Như vậy, điều cần nhất với chúng ta là gì? Đó là nhận thức được bản chất của mình là nhận thức không phụ thuộc vào hình tướng, thì lúc đó, ý thức bám lấy cơ thể này mới không thể xảy ra. Và trong quá trình cận tử, ý thức rơi vào cõi vô tướng hoàn toàn mà không còn khởi ý kiểm soát bám lấy cơ thể.
No comments:
Note: Only a member of this blog may post a comment.