nguyên tắc 1: không bao giờ được đổ lỗi
Khi nói quay vào trong, nghĩa là không còn hướng ra đối tượng bên ngoài và thấy vấn đề ở các đối tượng. Vì chẳng qua suy nghĩ hướng chúng ta ra đối tượng, và khiến ta u mê, lầm lạc, không nhìn rõ rằng mình chấp vào tư duy sai hay gọi là tà kiến.
Nguyên lý: Mọi thứ trong thế giới hiện tượng diễn ra theo quy luật nhân quả. Vạn vật biến chuyển, lộ hay ẩn, thô hay tinh vi, đều mang theo nhân trước, bộc quả, thành nhân, bộc quả... cứ thế, chúng liên tục liên tục liên tục như vậy. Thiện tri thức khi nhìn vạn hữu đều vô tình, tức không bộc phản ứng đúng sai, tốt xấu, vì thấy rõ tiến trình nhân quả đó.
Nguyên lý: Mọi thứ mà bạn cho là đang xảy đến với bạn, theo chiều hướng nào đi nữa, là do tâm bạn đang chiêu dụ chúng theo một cách thô hoặc tinh vi; hoặc là quả trổ của nhân gieo từ trước. Thế nên, thiện tri thức không mất bình tĩnh, cũng không nổi lên sự hào hứng quá mức. Mọi thứ cứ thế diễn ra, thiện hữu nhìn vào trong, không lầm lạc chính mình với duyên. Hãy đặt câu hỏi "Tôi là ai", tự khắc mọi bám víu, mọi suy luận, mọi gán ghép, mọi tưởng cho rằng mình và đối tượng như thế nào đó... sẽ biến mất. Lúc này, chỉ còn cái giác-cái thấy tịch tĩnh. Cứ nhắc để quay về, đừng để sự quên lãng thêm duôi dài rồi gây ra nhiều phiền não không đáng có.
Thực ra, khi còn tưởng, thì không có bất cứ cái gì là thật. Ví dụ, bạn diễn đạt mối quan hệ giữa bạn và ai đó như thế nào đó, đều là tưởng hết. Chúng ta phải phân định được rõ, sự diễn đạt đơn thuần để ai đó hình dung và hiểu vấn đề, thì khác xa với bản chất thật của chúng ta. Vì bản chất chúng ta không từ ngữ nào có thể mô tả được, không bất cứ điều gì lột tả được, thế nên, kẻ trí có căn cơ tốt khi quán câu hỏi "tôi là ai" đều dứt sạch niệm và thấy rõ chân tâm là vậy. Nhưng chúng ta còn tưởng nhiều, nên hễ gặp chuyện, thì liền sa đà ngay vào tưởng, vào diễn giải, vào tìm lý do, căn nguyên, nói chung, chúng ta tìm kiếm đủ thứ để giải quyết cái gọi là "tò mò vì sao lại thế". Nhưng chính đó là chướng ngại, vì các tò mò này đều chỉ là tìm kiếm thêm diễn giải có vẻ thuyết phục cho hiện tượng.
Khi thấy rõ chân tánh, chúng ta cũng không còn quan tâm cái gọi là vận mạng, chu kỳ, đại vận... Muốn vậy thì đòi hỏi ở lòng tin và sự tự tin. Nhưng nếu thiện hữu không có lòng tin, và không có sự tự tin, thì sự tìm kiếm của thiện hữu còn rất dông dài. Sa đà vào tưởng là gần như không dừng lại được.
No comments:
Note: Only a member of this blog may post a comment.