tĩnh yên

Bản ngã cũng tìm kiếm bình yên, nhưng với nó, bình yên là thì tương lai, là một điều gì đó, một trạng thái gì đó phải khác với hiện tại. Và bằng cách đó, con người sống một cuộc đời mà phó thác cho một lý tưởng bình yên ở tương lai, một thời điểm không bao giờ không bao giờ xuất hiện trong thực tại. 

Cái thân này đã đi một chặng đường dài. Tâm trí này cũng lĩnh hội được bao nhiêu điều hay điều dở của thế gian. Rốt cuộc thì, càng hướng ra càng vô định, càng cố truy cái gì là đúng-sai, tốt-xấu, càng tìm kiếm thú vui thế gian thì càng trở nên mơ hồ và mỏi mệt. Bỗng một hôm, dừng tất cả mọi tìm kiếm lý tưởng, và thấy nhận thức tự chính nó bao trùm lấy thế giới bên trong nó. Khi cái tâm trí hướng ngoại với cường độ lẫn biên độ mạnh và lâu dài, thì việc quay vào trong sẽ thấy cái tâm nảy sinh nhiều phiền não bứt rứt không yên. Di chứng để lại càng khó chịu, có nghĩa là sự vướng mắc trước đó là không thể đong đếm. Nhưng một thái độ không thể yên tĩnh, không thể bất dịch, thì việc sống này còn ý nghĩa gì? Khi nó không thể tin mình đủ sức mạnh dung chứa những gì bên trong nó, thì việc tìm kiếm cái gọi là sức mạnh bất tận có nghĩa lý chi? 

Một vị thiền sư đã nói cái gì là đúng và cái gì là sai, chẳng có tiêu chuẩn cụ thể nào để phán rằng như thế này là đúng và như thế khác là sai. Quan điểm khác nhau tùy vào bản tính từng người và tùy thuộc vào những yếu tốt xoay quanh đó. Chúng đều là ý niệm và không gì hơn. Đừng quá quan tâm đến ý niệm, và thay vào đó, hãy tự do khỏi mọi tư tưởng. 





No comments:

Note: Only a member of this blog may post a comment.

Trang Ps Blog. Powered by Blogger.