Ký sự Yên Bái - Hòn Ngọc Thô Của Tây Bắc
Khi nói đến những đặc sản
nổi tiếng của Yên Bái, tôi nghĩ đến cá sỉnh, thịt dê, trứng kiến, nếp tú lệ, thịt
trâu gác bếp hay chè Shan tuyết. Mỗi một vùng có một đặc trưng ẩm thực khác
nhau và một vùng đất được cho là địa điểm du lịch tiềm năng khi nó phải có món
ngon, cảnh đẹp, phong tục tập quán và văn hóa thú vị, đa dạng khiến người ta phải
mê mẩn tìm tòi, khám phá. Đợt này, chúng tôi có dịp ghé thăm Yên Bái, 5 con người
từ thế hệ 5x, 6x và 9x sẽ nhìn vạn vật theo nhiều chiều sâu khác nhau, đánh giá
chúng từ góc độ khác nhau. Còn đây là góc nhìn từ một người trẻ 9x yêu cái đẹp
và nhìn vạn vật với con mắt trữ tình.
![]() |
Đoàn chúng tôi lên Yên Bái |
ĐƯỜNG ĐI MƯỢT MÀ NHƯ
MÁI TÓC CÔ GÁI ĐÔI MƯƠI
Chúng tôi xuất phát từ
ngõ 1194 đường Láng Hà Nội lúc 7 giờ 30 sáng, nghỉ ăn sáng 20 phút tại trạm dừng
Vĩnh Phúc và 10 giờ kém 10 thì đã có mặt tại khách sạn Hồng Kông, nằm giữa
trung tâm thành phố. Đường cao tốc từ thủ đô lên Yên Bái uốn lượn mượt mà, hai
bên đường là những hàng cây xanh trải dài bất tận, những đồi núi hình báp úp khổng
lồ, những hàng tràm, hàng bạch đàn khoe thân hình mảnh khảnh như những anh
chàng mọt sách ở độ tuổi thanh thiếu niên. Trên kia là trời xanh, dưới cái màu
xanh da trời mịn màng ấy là màu xanh của cây cối, của thiên nhiên. Đường cao tốc
chia làm 4 làn đường, 2 làn bên này cho khách đi về hướng Yên Bái, 2 làn bên
kia nhìn qua dải phân cách hướng về chiều ngược lại, con đường cao tốc Hà Nội –
Lào Cai mới xây khang trang, hiện đại. Hàm lượng xe đi rải rác, chúng tôi nói
đùa rằng đến thế kỉ 23 thì con đường này mới có nguy cơ tắc đường được. Ngồi
trong xe ô tô, nhìn qua cửa kính, hàng cây lướt ngược ra phía sau khiến mắt
nhìn không kịp, với vận tốc trung bình 110 km/ giờ, chả mấy chốc chúng tôi đã
có mặt tại Yên Bái! Hỏi ngồi xe mệt không? Không mệt. Ngược lại, tâm hồn rất thảnh
thơi, vừa nói chuyện, vừa mở nhạc, vừa nhìn ra ô cửa kính, ngắm nghía xung
quanh, chuyến đi Yên Bái đã ý nghĩa ngay cả khi chỉ mới di chuyển trong chiếc hộp!
HỒ THÁC BÀ – CÓ THỂ LÀ
MỘT TRÀNG AN THỨ 2
Tôi biết nhà máy thủy
điện Thác Bà từ những trang sách địa lý hồi lớp 3, lớp 4 nhưng phải đến tuổi 21
mới có dịp khám phá một trong ba hồ nhân tạo lớn nhất cả nước này. Đến rồi mới
biết, Thác Bà còn giữ được 100% sự nguyên sơ như thuở ban đầu, cái đẹp ấy rất tự
nhiên, rất tình, thật đậm hồn Việt Nam.
Với diện tích 23400 ha, dài 80 km, Hồ chứa đến 1300 hòn đảo lớn nhỏ nhô
lên theo những hình thù khác nhau trên mặt nước xanh như ngọc. Trên chiếc ca nô
trắng sữa, chúng tôi mỗi người mỗi một tâm trạng, nhưng ai ai cũng toát lên tâm
thái an nhiên, thanh tịnh, con mắt tập trung chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Đức Mẹ
Thiên Nhiên đã trao tặng cho hồ Thác Bà. Những hòn đảo đất nâu nhỏ nhô mình lên
mặt nước như những ngọn nấm xanh khổng lồ, những hàng cây sắp đều nhau, sắc
xanh ấy có khi đậm có khi nhạt như búp chè non. Chiếc ca nô uốn lượn nhanh qua
các hòn đảo như chàng trai chơi trò lướt sóng, đôi tay tôi bám chặt lấy thanh i
nốc, hướng nhìn về phía xa xa, màu xanh thiên thu bao trùm lấy cửa sổ tâm hồn,
lòng thanh tịnh như đang thiền.
Đi qua những hòn đảo nấm là những hòn đảo mang dáng dấp, hình thù khác nhau, có thể là hình chiếc lá, hình thân cây khẳng khiu,... Tôi đổi hướng hìn qua bên tay trái, những ngôi nhà sàn lấp ló sau những hàng cây cao, những con thuyền, những em bé câu cá, đoàn người lớn tắm và nghịch đùa phía bên kia. Tôi chợt nghĩ, Hồ Thác Bà trong một thập niên tới nếu xây dựng được hệ sinh thái như Tràng An thì tuyệt vời biết bao nhiêu. Du khách ngồi trên thuyền gỗ, ngắm nhìn cảnh đẹp xung quanh, những ngôi chùa được xây nên, những ngôi nhà sàn như trung tâm mua sắm hay mua bán các loại đá quý nói riêng và đặc sản của Yên Bái, miền núi phía Bắc nói chung. Vui cho đầu óc tưởng tượng phong phú nhưng thực tại, du lịch quanh Hồ vẫn đang ở mức tự phát, và nếu cứ theo định hướng đó sẽ chẳng thể chuyên nghiệp hay lâu dài.
![]() |
Vẻ đẹp quý giá mà đức mẹ thiên nhiên trao tặng cho Hồ Thác Bà |
Đi qua những hòn đảo nấm là những hòn đảo mang dáng dấp, hình thù khác nhau, có thể là hình chiếc lá, hình thân cây khẳng khiu,... Tôi đổi hướng hìn qua bên tay trái, những ngôi nhà sàn lấp ló sau những hàng cây cao, những con thuyền, những em bé câu cá, đoàn người lớn tắm và nghịch đùa phía bên kia. Tôi chợt nghĩ, Hồ Thác Bà trong một thập niên tới nếu xây dựng được hệ sinh thái như Tràng An thì tuyệt vời biết bao nhiêu. Du khách ngồi trên thuyền gỗ, ngắm nhìn cảnh đẹp xung quanh, những ngôi chùa được xây nên, những ngôi nhà sàn như trung tâm mua sắm hay mua bán các loại đá quý nói riêng và đặc sản của Yên Bái, miền núi phía Bắc nói chung. Vui cho đầu óc tưởng tượng phong phú nhưng thực tại, du lịch quanh Hồ vẫn đang ở mức tự phát, và nếu cứ theo định hướng đó sẽ chẳng thể chuyên nghiệp hay lâu dài.
![]() |
Add caption |
20 phút sau, ca nô dừng
lại, điểm đến là bản Dao Quần Trắng, chúng tôi đi bộ trên những con đường dốc đất
cam chật hẹp, những ruộng lúa mới cấy xanh mơn mởn, những ngôi nhà sàn nằm thưa
thớt sau những rặng cây. Phải công nhận, Yên Bái là tỉnh có mật độ cây xanh bao
phủ lớn nhất cả nước quả nhiên không sai. Đi qua ngôi nhà sàn mới xây nọ, chúng
tôi bắt gặp nhóm du khách Đan Mạch đang ngồi trò chuyện với nhau, cả đoàn cùng
chụp vài kiểu ảnh. Cách đó độ 100 mét, chúng tôi vào nhà cô Sầu để chuẩn bị ăn
trưa. Hai ngôi nhà sàn khang trang, sạch sẽ, cô khoác lên người chúng tôi những
trang phục người Dao, vậy là tôi đã hoàn thành nguyện vọng mặc đồ dân tộc.
Nếu dưới xuôi hay nhậu
bia thì lên núi không thể nào thiếu rượu. Bữa ăn có gà bản luộc, có trứng
chiên, rau mồng tơi luộc, cá chiên, canh mướp, những món ăn đạm bạc nhưng cũng
đủ khiến du khách phải thèm thuồng. Quay quần cùng nhau trong bữa ăn phải kể đến
những câu chuyện, chuyện người Dao, chuyện cô Sầu, chuyện xây dựng cơ sở du lịch
dành cho du khách,... chuyện nọ chuyện kia đã đủ để người ta thêm thắm tình, thắm
nghĩa.
Rời bản Dao Quần Trắng,
chúng tôi lên ca nô trở lại khu du lịch sinh thái Ruby để lên xe đi thăm đồi
chè cách đó chừng 20 phút chạy xe. Đường vào đồi trải đất, chúng tôi đi bộ vào
khu đất rộng thênh thang, những hàng chè thẳng tắp. Yên Bái nổi tiếng chè xanh,
chè Shan tuyết, nước trà xanh vị đậm có, vị thanh có, tất cả đều từ những đồi
chè này mà ra.
THÚY GẤU – CƠ DUYÊN GẶP
NỮ DOANH NHÂN NGƯỜI TÀY ĐẶC BIỆT
Cứ rẽ phải, rẽ phải,
chúng tôi cuối cùng cũng đến nơi cần đến. Thoạt đầu, tôi không biết đây là đâu,
sau mới rõ, đây là nhà cô Thúy Gấu (Hà Phương Thúy), một trong những nữ doanh
nhân người Tày đặc biệt, từ đôi bàn tay trắng xây dựng cơ ngơi bạc tỷ.
Chúng tôi ghé thăm hai
ngôi nhà đặc biệt chỉ chứa một loại sản phẩm duy nhất là rượu, từ rượu nho, rượu
rắn, rượu mơ, rượu mèo,... được ngâm trong bình thủy tinh lớn cả thập niên, hai
thập niên. Những chum rượu nằm dưới đất sỏi, mùi rượu phả lên nồng cả sống mũi,
mùi áo còn phảng phất mùi rượu khi bước ra ngoài. Khoảnh sân vườn phía trước
khá rộng. Nhưng phần đặc biệt nhất là khi bước vào ngôi nhà trưng bày đá quý và
những bộ bàn ghế gỗ cao cấp mà trước đó, tôi chưa từng được nhìn. Từ ngoài bước
vào, đập thẳng trước mắt tôi là khán phòng rộng rãi, mùi gỗ đặc biệt, một màu
vàng nâu sáng lóe lên mắt, sảnh tiếp khách là bộ bàn ghế gỗ được chạm trổ công
phu, bộ chén trà cầm lên đã biết rõ là đồ quý, phía bên tay trái là 3 tủ rượu
vang hình thân cây khoét ruột, nghểnh cổ lên là đầu bò với sừng dài chía ra vẻ
uy nghiêm, bàn thờ đủ đầy hoa quả, phía tay phải là nơi trưng bày các loại
trang sức bằng vàng bạc đá quý. Ngôi nhà như viện bảo tàng, cho người ta cảm
giác mãn nhãn là một nhưng cái cảm giác ngưỡng mộ chủ nhân của nó phải mười. 15
phút sau, chủ nhà tươi tắn với thân hình vạm vỡ nhưng đủ duyên dáng bước ra mỉm
cười chào chúng tôi. Cô bảo người nhà pha trà sen.
Ngồi nói chuyện mới biết người phụ nữ này trải qua cuộc đời lạ lùng và khiến người ta phải há hốc mồm kinh ngạc. Lấy chồng từ năm 14 tuổi, 15 tuổi có đứa con đầu lòng, biệt danh Thúy Gấu vì cô đã từng chiến đấu với gấu rừng cả tạ, câu chuyện này khiến tôi nhớ đến Phùng Hưng, nhưng phụ nữ giết quái thú thì thật sự hiếm trong kho tàng lịch sử Việt Nam. Năm 24 tuổi bỏ chồng, cô đi lang thang phiêu bạt không nhà không cửa 3 năm trời, không ai nghĩ rằng Thúy Gấu trắng tay, không biết một chữ cắn đôi thời đó lại trở thành nữ anh hùng trong mắt dân chúng Yên Bái ngày hôm nay. Ngoài kinh doanh khách sạn, đá quý, cô còn bắt bệnh chữa trị miễn phí cho người nghèo, hàng trăm người xếp hàng chờ đợi. Tính anh hùng, nghĩa hiệp và hào sảng của cô khiến người trẻ như chúng tôi kính nể. Cô cũng là nhân vật hiếm hoi được nhà văn Ma Văn Kháng dành thời gian viết tự truyện cho, còn tôi thì mong một ngày không xa sẽ được cầm trong tay tác phẩm đó.
![]() |
Nhà cô Thúy Gấu- như một viện bảo tàng |
Ngồi nói chuyện mới biết người phụ nữ này trải qua cuộc đời lạ lùng và khiến người ta phải há hốc mồm kinh ngạc. Lấy chồng từ năm 14 tuổi, 15 tuổi có đứa con đầu lòng, biệt danh Thúy Gấu vì cô đã từng chiến đấu với gấu rừng cả tạ, câu chuyện này khiến tôi nhớ đến Phùng Hưng, nhưng phụ nữ giết quái thú thì thật sự hiếm trong kho tàng lịch sử Việt Nam. Năm 24 tuổi bỏ chồng, cô đi lang thang phiêu bạt không nhà không cửa 3 năm trời, không ai nghĩ rằng Thúy Gấu trắng tay, không biết một chữ cắn đôi thời đó lại trở thành nữ anh hùng trong mắt dân chúng Yên Bái ngày hôm nay. Ngoài kinh doanh khách sạn, đá quý, cô còn bắt bệnh chữa trị miễn phí cho người nghèo, hàng trăm người xếp hàng chờ đợi. Tính anh hùng, nghĩa hiệp và hào sảng của cô khiến người trẻ như chúng tôi kính nể. Cô cũng là nhân vật hiếm hoi được nhà văn Ma Văn Kháng dành thời gian viết tự truyện cho, còn tôi thì mong một ngày không xa sẽ được cầm trong tay tác phẩm đó.
Yên Bái đã cho người trẻ
như tôi nhiều chiêm nghiệm sâu sắc, nơi tôi được hòa mình trong không khí trời
bắc giản dị, nồng ấm tình người, mọi thứ bình dị, tươi tắn. Hồn Việt nơi ấy
toát lên chân phương và nồng đượm làm sao!
Trang Ps
No comments: