sống thích nghi với dịch bệnh
Sau khi học và thực hành giáo lý nhà Phật một thời
gian, điều mà mình thực sự mong muốn là chuyển hóa nhận thức cho những người
thân trong gia đình. Vì nền tảng gia đình mình không tôn giáo mà chỉ là tín ngưỡng
đơn thuần, nên không ai được tiếp cận chân lý về khổ cũng như khoa học sự sống
và sự sống sau cái chết.
Tối hôm qua, mẹ gọi điện cho mình nói rằng ở quê cũng đang thực hiện chỉ thị 16, bà con xóm làng (gần như 100% không theo tôn giáo) sợ dính Covid và sợ chết vô cùng. Mình nói với mẹ rằng: "Chết không phải là hết đâu mẹ. Chết giống như một giấc ngủ và tỉnh dậy thì bản thân ta đang trong hình hài khác. Khi một người qua đời, đơn giản là chết về thể xác, thần thức họ sẽ tái sanh làm người trở lại. Bà ngoại mình mất cách đây hơn 10 năm, và có lẽ, giờ đây bà đã là đứa bé khoảng xấp xỉ 10 tuổi rồi. Còn ông nội và bà nội mới mất đây có lẽ cũng đã tái sanh làm người hết rồi." Mẹ mình không tin. Mình biết điều đó là hoàn toàn bình thường, vì nền tảng giáo dục lẫn môi trường sinh sống khiến họ nghĩ rằng đây là chuyện cổ tích.
Vào năm 1975, Raymond Moody lần đầu tiên xuất bản cuốn "Life After Life" đánh dấu bước ngoặt y học phương Tây nghiên cứu về cận tử. Khi ông xuất bản cuốn sách, đồng nghiệp ông chê cười và nhạo báng ông rất nhiều. Không ai tin vào những gì ông đang làm. Mặc dù trong cuốn sách có rất nhiều nhân chứng những người chết lâm sàng hay cận chết nói về sự sống sau cái chết. Chúng ta cho rằng phương Tây hiện đại là thế, mà đến năm 1975, khoa học về sự sống mới bắt đầu nhen nhóm. Nhưng với các nền triết học Phật giáo Phương Đông, người ta đã đi trước cả khoa học. Họ đã biết trái đất không phải trung tâm của hệ mặt trời trước cả Copernicus, và biết trái đất xoay quanh chính nó trước cả Galileo. Nền triết học Phật giáo luôn dạy về khoa học sự sống và khoa học về cái chết, và cho rằng đó là một triết học vô cùng quan trọng để giúp con người nhận ra rằng họ không chỉ sinh ra rồi chết đi và chấm dứt sự sống của mình ngay sau đó. Nếu chỉ tin rằng chúng ta sinh ra và chết là hết, thì không ai chịu sống tích đức, mà chỉ đơn thuần chạy đuổi tham vọng của mình đến cùng. Cũng vì không biết về khoa học sự sống sự chết mà con người sợ chết, sợ khổ, rồi có những phát minh kéo dài tuổi thọ rất vô minh,... Chính sợ chết, sợ khổ đã khiến chúng ta bị dính mắc vào hình hài này và bị mất đề kháng rất nhiều, đặc biệt là trong những lúc rơi vào những tình huống nguy khó.
Những nhà ngoại cảm, khoa học gia nổi tiếng,...
cho rằng dịch bệnh còn kéo dài trong mươi năm hay lâu hơn, vì thế, chúng ta buộc
lòng phải sống chung với dịch bệnh. Mọi cố gắng bây giờ là làm sao để ta an tịnh
thân tâm và đương đầu với dịch bệnh bằng một thái độ thản nhiên nhất có thể.
Nhiều người cho rằng Ấn Độ là quốc gia làm liều nhất vì họ vẫn ra ngoài, tụ tập,
mặc kệ dịch đang hoành hành, nhưng mình đồng ý với một người bạn rằng, họ nhìn
cái chết với thái độ tỉnh thức. Ấn là cái nôi của Phật giáo và Ấn Độ giáo, con
người tin tưởng chết chỉ đơn thuần là một giấc ngủ.
Và như thiền sư Nguyên Tuệ
có viết, nỗi khổ trong thời kỳ dịch bệnh cũng như khi không có dịch bệnh chỉ có
10% là khổ trên thân còn 90% là nỗi khổ tâm phát sinh từ nội tâm do sợ khổ, sợ
bệnh, sợ chết mà ra. Vì vậy, để chấm dứt được 90% nỗi khổ của con người thì phải
chấm dứt được nỗi sợ khổ, sợ bệnh, sợ chết nơi mỗi người.
Trong Phật giáo Tây Tạng,
nơi khởi sinh của những vị Lama uyên tâm, người ta coi cái chết mới là điều
quan trọng và đáng ăn mừng, thì đây là thời điểm giúp con người có thể đạt
"giác ngộ" và tái sinh vào một cảnh giới tốt/cao hơn. Thậm chí có nhiều
vị rinpoche chờ đợi khoảnh khắc mình "chết".... Những vị thiền sư vẫn
dạy học trò của mình rằng sinh là diệt, diệt tức là sinh, và nếu chẳng có sinh ắt
chẳng có diệt. Sẽ thật khó hiểu nếu chúng ta, từ một người không theo tôn giáo,
mà đặc biệt là vô thần, tiếp thu điều này và chắc chắn sẽ nhạo báng điều này lẫn
người nói ra điều đó là không có lòng trắc ẩn trước cái chết, hay là một kẻ
điên. Nhưng chính việc sợ cái chết và sợ đau khổ khiến chúng ta chống đối lại
thực tế, và khiến cho tình hình thực tế thêm tồi tệ.
Việc sống chung với dịch mới
khiến cho xã hội cân bằng/công bằng hơn, vì người nghèo cũng như người giàu, được
ra ngoài và được làm việc. Nhưng khi ta kéo dài thời gian đóng cửa và thực hiện
chỉ thị nghiêm ngặt, thật khó khăn đối với những người nghèo khổ và người lao động
vì họ không thể nương tựa vào đâu, ngoài nương tựa vào chính phủ và nguồn tình
nguyện, mà thực sự nguồn hỗ trợ này không thể mãi mãi được.
Thế nên, lối sống
thích nghi với mọi hoàn cảnh mới là điều đáng để chúng ta hướng đến. Vì đó mới
là lựa chọn bền vững nhất, và là một thái độ tỉnh thức trước những biến động
bên ngoài.
****'
ReplyDelete