Dự cảm, sóng lòng và bình minh
Từng có một thời gian lúc tôi mới chuyển vào Sài Gòn, tôi có một chậu cây nho nhỏ do công ty tặng. Người ta gọi nó là "cây may mắn". May mắn toát lên mình một màu xanh dễ chịu có pha trộn những đường viền gân màu trắng trên lá. Chậu cây nằm gọn trong nắm tay. Tôi luôn đặt nó ngoài ban công và mỗi sáng vẫn tưới nước, ôm ấp nó vào lòng. Tôi thậm chí còn trò chuyện với nó, vỗ về và âu yếm nó. Tôi coi đó là người bạn may mắn của cuộc đời mình, và tôi biết trong lòng mình đang âm thầm tin rằng cây xanh đó sẽ mang lại điều vui trong cuộc đời tôi.
Đó cũng là giai đoạn tôi chuẩn bị làm visa để đi trao đổi ở Mỹ. Cuộc sống của tôi dạo đó gần như không có nhiều chuyển biến mới mẻ. Tôi luôn mong ngón đến cơ hội sang Mỹ vì đó là mục tiêu mà tôi đã sắp đặt cho tương lai mình, và tầm nhìn của tôi bao gồm Hoa Kỳ trong tầm mắt. Nỗi lo sợ, hồi hộp đi kèm kỳ vọng bao giờ cũng khiến tâm trí của tôi bận rộn và không yên. Tôi vẫn đi làm đều đặn, tôi vẫn mong nóng đều đặn, tôi vẫn mỉm cười đều đặn, nhưng vẫn là nỗi cô độc ẩn giấu đều đặn.
Sau khoảng hơn một tháng chăm cây, bỗng một hôm, tôi nhìn thấy nó chết lả đi vì vài ngày chủ đi vắng. Và sau đó khoảng một tháng, chuyến đi Mỹ của tôi cũng không thành công. Đôi khi, tôi cho đó là định mệnh. Khi mọi thứ xảy ra theo một chiều logic mơ hồ nào đó, chúng ta xếp nó vào danh sách những câu chuyện thuộc về số phận an bài. Để rồi chấp nhận, để rồi tiếp tục, để rồi chẳng bi quan, để rồi quên đi vô tình như chưa bao giờ có điều gì xảy ra. Tôi nghĩ tôi là con người như vậy. Nó mang hơi hướm vô cảm và lãnh đạm, nhưng xét vào một vài tình huống, tôi cho nó cũng hàm chứa nhiều ưu hơn nhược.
Tôi còn nhớ khi tôi còn là học sinh lớp 4. Mùa hè đó tôi đi thi học sinh giỏi huyện. Như thường lệ, cha vẫn đèo tôi. Đoàn phụ huynh đèo con đi thi không quá đông nhưng đủ xôm tụ để ngồi vào một bàn và ăn trưa cùng nhau. Tính cha tôi hay cả nể và là một người uống khá, rồi cha uống quá chén và dẫn đến say. Cơn say không nghiêm trọng vì cha vẫn chở tôi về nhà, một quãng đường khoảng 10km, và đến dưới chân đèo, cha đi chậm lại, dự cảm không lành, cha ngã, và nằm đó với những vết máu loang lổ trên mặt. Tôi hốt hoảng. Tôi còn không biết lúc ấy mình còn bị trầy xước tay. Tôi lay cha dậy và hét toáng lên với những người đi đường. Người ta đưa cha về nhà bác sĩ Sơn, một người anh em họ hàng xa của tôi nổi tiếng với khả năng y học hạn chế. Tôi không nhớ bằng cách nào tôi về được đến nhà, nhưng tôi vẫn còn nhớ gương mặt của mẹ, người phụ nữ gầy nhỏ bé toát lên vẻ u sầu. Mẹ bảo tôi rằng mẹ đã có cảm giác điều gì không hay sẽ xảy ra và thế rồi, cha gặp chuyện. Tôi cho đó là dự cảm chẳng lành. Tôi không hiểu lời mẹ nói, nhưng tôi biết có những nỗi lo lắng dường như có thể xuyên không gian và vượt thời gian.
Hồi tôi lên lớp 8, tôi là một trong ba người khối 8 dự kỳ thi giải tiếng Anh qua mạng cấp huyện. Hôm đó, không phải cha chở tôi đi. Là một người cha của bạn tôi, và hôm đó, tôi rớt. Tự nhiên tôi chợt nghĩ rằng dường như chỉ có cha mới là người mang lại may mắn cho mình trong các kỳ thi. Thế rồi, từ đó, cuộc thi nào tôi cũng để cha chở. Và tôi đậu tất cả các vòng. Điển hình là kỳ thi đại học, cha chở tôi 50 km đến nhà bạn cha tôi. Nhờ người nhà họ cho tôi ăn ở trong vòng 1 tuần để dự kỳ thi ở một ngôi trường kế đó. Thật may, mùa ấy, tôi đỗ Ngoại thương.
Giờ đây, tôi không còn là tôi của nhiều năm về trước nữa, không còn nghĩ một cái cây may mắn chết đi thì rủi ro sẽ đến; không còn tin ai đó như cha lại là người duy nhất mang lại may mắn cho mình; nhưng tôi có vẻ tin vào dự cảm của mẹ, tôi gọi đó là trực giác. Khi đứng trước một câu chuyện chệch ra khỏi mong muốn của mình dù lớn hay nhỏ, tôi luôn khuếch tán suy nghĩ của bản thân, để tâm trí của mình bình ổn rồi đi đến quyết định. Con người ta hay bị chìm ngập trong cảm xúc của họ. Tức là bây giờ, vây xung quanh họ là quang phổ cảm xúc, chúng to lớn và át hết tất cả những quyết định và suy nghĩ khôn ngoan.
Khi còn nhỏ, tôi luôn bị những lo lắng bủa vây, và tôi đã từng cho đó là những bất an sâu xa mang tính thâm căn cố đế hay mang tính di truyền vậy. Có lẽ, vì cha mẹ tôi cũng đều là những người lo lắng như vậy chăng? Và rồi, tôi nhận ra dường như người nào cũng đã từng, hoặc đang rồi sẽ chìm nghỉm trong cái giếng âu lo ấy. Khi âu lo xảy đến, ấy là những mường tượng về một viễn cảnh chẳng lành xảy ra. Ấy là trằn trọc và bâng khuâng giấc chẳng lành, ấy là sự sáng tạo ra một cuốn tiểu thuyết đầy bi kịch mà chính bạn vừa là tác giả vừa là nhân vật chính. Và lúc ấy, lần đầu tiên ta chúa ghét bão lòng của chính mình. Ta vùng vẫy và cố thoát ra, hoặc là cảm giác vô vọng và đầu hàng.
Nhưng một khi ta bình tĩnh, tự dưng ta sẽ có cảm giác rằng cả thể xác và linh hồn mình như được nhấc bổng lên chiếc giếng sâu hoáy và ngạt thở ấy để chạm tới bầu trời xanh của thanh bình và giác ngộ. Ta sẽ có cảm giác như vậy, trong một khoảnh khắc nào đó ta cho phép điều ấy xảy ra.
Và nhớ một điều rằng, sau cơn bão là bình minh, nhưng ta mới chính là ngừời tự quyết lấy số phận của mặt trời mọc bên trong mình.
Sau khoảng hơn một tháng chăm cây, bỗng một hôm, tôi nhìn thấy nó chết lả đi vì vài ngày chủ đi vắng. Và sau đó khoảng một tháng, chuyến đi Mỹ của tôi cũng không thành công. Đôi khi, tôi cho đó là định mệnh. Khi mọi thứ xảy ra theo một chiều logic mơ hồ nào đó, chúng ta xếp nó vào danh sách những câu chuyện thuộc về số phận an bài. Để rồi chấp nhận, để rồi tiếp tục, để rồi chẳng bi quan, để rồi quên đi vô tình như chưa bao giờ có điều gì xảy ra. Tôi nghĩ tôi là con người như vậy. Nó mang hơi hướm vô cảm và lãnh đạm, nhưng xét vào một vài tình huống, tôi cho nó cũng hàm chứa nhiều ưu hơn nhược.
Tôi còn nhớ khi tôi còn là học sinh lớp 4. Mùa hè đó tôi đi thi học sinh giỏi huyện. Như thường lệ, cha vẫn đèo tôi. Đoàn phụ huynh đèo con đi thi không quá đông nhưng đủ xôm tụ để ngồi vào một bàn và ăn trưa cùng nhau. Tính cha tôi hay cả nể và là một người uống khá, rồi cha uống quá chén và dẫn đến say. Cơn say không nghiêm trọng vì cha vẫn chở tôi về nhà, một quãng đường khoảng 10km, và đến dưới chân đèo, cha đi chậm lại, dự cảm không lành, cha ngã, và nằm đó với những vết máu loang lổ trên mặt. Tôi hốt hoảng. Tôi còn không biết lúc ấy mình còn bị trầy xước tay. Tôi lay cha dậy và hét toáng lên với những người đi đường. Người ta đưa cha về nhà bác sĩ Sơn, một người anh em họ hàng xa của tôi nổi tiếng với khả năng y học hạn chế. Tôi không nhớ bằng cách nào tôi về được đến nhà, nhưng tôi vẫn còn nhớ gương mặt của mẹ, người phụ nữ gầy nhỏ bé toát lên vẻ u sầu. Mẹ bảo tôi rằng mẹ đã có cảm giác điều gì không hay sẽ xảy ra và thế rồi, cha gặp chuyện. Tôi cho đó là dự cảm chẳng lành. Tôi không hiểu lời mẹ nói, nhưng tôi biết có những nỗi lo lắng dường như có thể xuyên không gian và vượt thời gian.
Hồi tôi lên lớp 8, tôi là một trong ba người khối 8 dự kỳ thi giải tiếng Anh qua mạng cấp huyện. Hôm đó, không phải cha chở tôi đi. Là một người cha của bạn tôi, và hôm đó, tôi rớt. Tự nhiên tôi chợt nghĩ rằng dường như chỉ có cha mới là người mang lại may mắn cho mình trong các kỳ thi. Thế rồi, từ đó, cuộc thi nào tôi cũng để cha chở. Và tôi đậu tất cả các vòng. Điển hình là kỳ thi đại học, cha chở tôi 50 km đến nhà bạn cha tôi. Nhờ người nhà họ cho tôi ăn ở trong vòng 1 tuần để dự kỳ thi ở một ngôi trường kế đó. Thật may, mùa ấy, tôi đỗ Ngoại thương.
Giờ đây, tôi không còn là tôi của nhiều năm về trước nữa, không còn nghĩ một cái cây may mắn chết đi thì rủi ro sẽ đến; không còn tin ai đó như cha lại là người duy nhất mang lại may mắn cho mình; nhưng tôi có vẻ tin vào dự cảm của mẹ, tôi gọi đó là trực giác. Khi đứng trước một câu chuyện chệch ra khỏi mong muốn của mình dù lớn hay nhỏ, tôi luôn khuếch tán suy nghĩ của bản thân, để tâm trí của mình bình ổn rồi đi đến quyết định. Con người ta hay bị chìm ngập trong cảm xúc của họ. Tức là bây giờ, vây xung quanh họ là quang phổ cảm xúc, chúng to lớn và át hết tất cả những quyết định và suy nghĩ khôn ngoan.
Khi còn nhỏ, tôi luôn bị những lo lắng bủa vây, và tôi đã từng cho đó là những bất an sâu xa mang tính thâm căn cố đế hay mang tính di truyền vậy. Có lẽ, vì cha mẹ tôi cũng đều là những người lo lắng như vậy chăng? Và rồi, tôi nhận ra dường như người nào cũng đã từng, hoặc đang rồi sẽ chìm nghỉm trong cái giếng âu lo ấy. Khi âu lo xảy đến, ấy là những mường tượng về một viễn cảnh chẳng lành xảy ra. Ấy là trằn trọc và bâng khuâng giấc chẳng lành, ấy là sự sáng tạo ra một cuốn tiểu thuyết đầy bi kịch mà chính bạn vừa là tác giả vừa là nhân vật chính. Và lúc ấy, lần đầu tiên ta chúa ghét bão lòng của chính mình. Ta vùng vẫy và cố thoát ra, hoặc là cảm giác vô vọng và đầu hàng.
Nhưng một khi ta bình tĩnh, tự dưng ta sẽ có cảm giác rằng cả thể xác và linh hồn mình như được nhấc bổng lên chiếc giếng sâu hoáy và ngạt thở ấy để chạm tới bầu trời xanh của thanh bình và giác ngộ. Ta sẽ có cảm giác như vậy, trong một khoảnh khắc nào đó ta cho phép điều ấy xảy ra.
Và nhớ một điều rằng, sau cơn bão là bình minh, nhưng ta mới chính là ngừời tự quyết lấy số phận của mặt trời mọc bên trong mình.
Lướt sóng ở Santa Cruz Hoa Kỳ
ReplyDeleteDu lịch Grand Canyon Colorado USA
Khám phá đảo Wizard và Phantom Ship trên hồ Crater
Du lịch ngoài trời bình dân đặc sắc ở Mỹ
HÃNG HÀNG KHÔNG BANGKOK AIRWAYS
Khám phá và du lịch Cầu Brooklyn Mỹ
Khám phá những khu chợ USA Hoa Kỳ
Vé máy bay đi Guam
Vé máy bay đi Mỹ giá bao nhiêu tiền
Sửng sốt với ngôi nhà như sắp đổ USA