Định tâm mùa dịch
Tôi nghĩ bản thân mình đã sống một thời gian mà ít biết như thế nào là sự suy ngẫm. Tôi đã để những hành động vật lý của bản thân lên trái đất này nhiều hơn là đặt một suy niệm của bản thân vào vũ trụ bên trong. Những cung đường như chất gây nghiện khiến con người ta rơi vào cảm giác miên man của sự sung sướng và cảm giác được thỏa mãn cuộc phiêu lưu. Và cùng đó, là vài ba tham vọng tuổi trẻ cũng đủ khiến ta ngất ngây như ở trên đỉnh quang thắng lợi. Nhưng mọi thứ không hề to tát như thế. Ngay cả khi ta xây một tòa lâu đài hùng vĩ hay một đế chế lừng danh, ta cũng sẽ thấy mình bé nhỏ mà thôi.
Cái lần leo lên đỉnh núi viewing point ở Luang Prabang, tôi thấy bao quanh mình là núi đồi hùng vĩ, trên đầu là bầu trời cao trập trùng và bất tận. Chỉ cho đến khi chết đi, bóng đen mới bao phủ lấy ta. Nhưng mỗi sáng mai tỉnh dậy, ta cũng sẽ thấy bầu trời vẫn nằm đó, nở nụ cười bằng ánh nắng chói chang, và đóng khép khuôn miệng như lời chào buổi tối. Và đó là lúc, tôi nhận ra một điều rằng, sống ở cuộc đời này không phải để chứng minh cho ai đó rằng ta là ai mà là âm thầm sống đúng với giá trị của chính mình. Bởi rằng tiếng gầm của chúa sơn lâm rồi cũng rơi vào câm lặng, nhưng sự âm thầm trong nội lực gầm vang sẽ tạo nỗi ám ảnh lâu dài.
Sinh ra vào những năm cuối thế kỷ 20, tôi luôn cảm nhận một điều rằng đó là một sự ưu ái lớn lao đối với chính bản thân mình. Chiến tranh đã đi qua. Điện và ánh sáng đã kéo về làng và ban đêm, tôi có thể xem một bộ phim dài trước khi đi vào giấc ngủ. Tuổi thơ của tôi ở trên cánh đồng, ánh mắt thơ thẩn khi nhìn cánh cò trắng phau phau với đôi chân gầy xơ xác chập chững kiếm ăn trên thửa ruộng mới cày. Ngày đi học xa trên chiếc xe đạp hồng chắc chắn mà cha đã đặt thiết kế trong mùa hè vừa qua. Tôi sống qua hai thập niên, chưa chứng kiến được nhiều sự đổi thay của đất nước nhưng vẫn luôn cảm thấy quá may mắn khi được trải nghiệm mọi văn minh của bậc thiên tài đi trước.
Có lẽ, một trong những khủng hoảng thế giới mà thế hệ tôi trải qua là trận đại dịch này. Virus corona là một loại nguy hiểm nhưng công bằng ở chỗ, nó không chừa bất cứ ai, từ người giầu đến người nghèo, từ người theo tôn giáo đến phi tôn giáo, từ người da màu đến da trắng, từ châu Á đến châu Âu,... Lần đầu tiên, chúng tôi biết như thế nào là cách ly. Nhiều người bị cách ly không chịu được cảnh cách ly thiếu thốn vì đã quen ở trong cảnh đủ đầy, tiện nghi. Nhưng nếu là một cuộc chiến tranh xảy ra và bị bỏ tù, liệu họ có than thở đến như thế? Và lúc đó, tôi nhận thấy rằng chả qua là họ không hề biết đến sự thích nghi. Chúng ta đang ở thời điểm của sự thích nghi. Thích nghi sống một cuộc sống thiếu tự do hơn, cẩn thận hơn, vệ sinh hơn, và có trách nhiệm hơn. Thích nghi một cuộc sống hướng vào bên trong, và tập suy ngẫm.
Công việc không phải đến văn phòng của tôi cũng có nhiều điều thuận lợi. Vào mùa dịch, thay vì ra ngoài quán cà phê, tôi ở nhà tập trung làm việc, đọc sách, nghe nhạc, xem phim, dọn dẹp... dù sao vẫn tiết kiệm được một chút tiền vì không phải đi đâu. Hôm trước, khi tôi ngồi với chị chủ nhà, một cuộc hội thoại diễn ra khiến tôi cảm thấy thế giới của từng người lại có những điều thú vị. Chị bảo công ty chị cho nghỉ ở nhà làm và chị không thể chịu được. Chị luôn trong trạng thái uể oải và buồn ngủ. Chị thèm được ra ngoài, được trò chuyện, được gặp gỡ bạn bè uống cà phê tán gẫu. Khi bảo chị "Em có thể ở nhà cả tháng cũng chả sao!", chị ngạc nhiên. Tôi bảo tôi có thể ra quán cà phê ngồi một mình, đọc sách, làm việc, cũng không vấn đề gì. Ở một mình với chị là sự thích nghi. Còn với tôi là điều tự nhiên mà không cần phải cố gắng thực hành và hay làm quen. Pascal đã từng nói: "Tất cả mọi vấn đề của nhân loại xuất phát từ việc con người không có khả năng ngồi yên lặng một mình trong phòng."
Có những người sẽ có thiên hướng hướng ngoại hoặc hướng nội. Và người hướng ngoại hẳn sẽ thấy thật khó khăn khi bị cách ly ở nhà, đặc biệt lại là sự cách ly bất đắc dĩ này. Người hướng nội nạp năng lượng bằng cách ở một mình, nhưng chắc chắc ngồi lâu cũng khiến họ trở nên tù bí. Ấy là do thói quen. Hoặc bạn chưa thật sự uốn nắn chính mình vào ngồi yên và tìpm hiểu về một vũ trụ khác. Sự khám phá ở thế giới bên ngoài chỉ là cuộc tận hưởng những điều đã tạo ra, còn cuộc khám phá bên trong là khám phá những gì chưa được tạo thành. Sự trưởng thành của con người rõ ràng không phụ thuộc phần lớn vào số trải nghiệm bên ngoài mà chúng ta đã gặt lấy, mà sự trải nghiệm tâm hồn, bằng cách suy ngẫm, tự lực và tự truyền cảm hứng cho những tù đọng và chán chường của chính bản thân mình.
Nhớ rằng, khi tâm trí của chúng ta đòi hỏi quá nhiều cho nhu cầu vật chất và ham muốn, sự định tâm sẽ không thể xảy ra. Việc tự cách ly là đang tiết giảm những nhu cầu không cần thiết đó của mình.
Công việc không phải đến văn phòng của tôi cũng có nhiều điều thuận lợi. Vào mùa dịch, thay vì ra ngoài quán cà phê, tôi ở nhà tập trung làm việc, đọc sách, nghe nhạc, xem phim, dọn dẹp... dù sao vẫn tiết kiệm được một chút tiền vì không phải đi đâu. Hôm trước, khi tôi ngồi với chị chủ nhà, một cuộc hội thoại diễn ra khiến tôi cảm thấy thế giới của từng người lại có những điều thú vị. Chị bảo công ty chị cho nghỉ ở nhà làm và chị không thể chịu được. Chị luôn trong trạng thái uể oải và buồn ngủ. Chị thèm được ra ngoài, được trò chuyện, được gặp gỡ bạn bè uống cà phê tán gẫu. Khi bảo chị "Em có thể ở nhà cả tháng cũng chả sao!", chị ngạc nhiên. Tôi bảo tôi có thể ra quán cà phê ngồi một mình, đọc sách, làm việc, cũng không vấn đề gì. Ở một mình với chị là sự thích nghi. Còn với tôi là điều tự nhiên mà không cần phải cố gắng thực hành và hay làm quen. Pascal đã từng nói: "Tất cả mọi vấn đề của nhân loại xuất phát từ việc con người không có khả năng ngồi yên lặng một mình trong phòng."
Có những người sẽ có thiên hướng hướng ngoại hoặc hướng nội. Và người hướng ngoại hẳn sẽ thấy thật khó khăn khi bị cách ly ở nhà, đặc biệt lại là sự cách ly bất đắc dĩ này. Người hướng nội nạp năng lượng bằng cách ở một mình, nhưng chắc chắc ngồi lâu cũng khiến họ trở nên tù bí. Ấy là do thói quen. Hoặc bạn chưa thật sự uốn nắn chính mình vào ngồi yên và tìpm hiểu về một vũ trụ khác. Sự khám phá ở thế giới bên ngoài chỉ là cuộc tận hưởng những điều đã tạo ra, còn cuộc khám phá bên trong là khám phá những gì chưa được tạo thành. Sự trưởng thành của con người rõ ràng không phụ thuộc phần lớn vào số trải nghiệm bên ngoài mà chúng ta đã gặt lấy, mà sự trải nghiệm tâm hồn, bằng cách suy ngẫm, tự lực và tự truyền cảm hứng cho những tù đọng và chán chường của chính bản thân mình.
Nhớ rằng, khi tâm trí của chúng ta đòi hỏi quá nhiều cho nhu cầu vật chất và ham muốn, sự định tâm sẽ không thể xảy ra. Việc tự cách ly là đang tiết giảm những nhu cầu không cần thiết đó của mình.
No comments: