Trần Tuấn Việt - Về một cảnh giới khác của nghệ thuật nhiếp ảnh
Đến năm 2014, anh đọc
được bài viết của Steve Jobs, cũng chính những lời cuối cùng của ông đã thay đổi
anh mãi mãi:
“Tôi đã đạt đến tột đỉnh của thành công. Trong con mắt người khác, cuộc
đời tôi là một biểu tượng của thành công. Tuy vậy, phía sau của công việc tôi
có rất ít niềm vui.
Tài
sản của tôi cuối cùng cũng bình hóa với tôi. Trong lúc này, trên giường bệnh viện,
hồi tưởng về cuộc đời, những lời khen ngợi, tự cao, từ hào về tài sản nhưng tôi
cảm thấy thật vô nghĩa trước tử thần, cái chết.
Trong
bóng tối, khi nhìn ánh đèn màu xanh và tiếng ồn ào của máy dưỡng khí, tôi cảm
nghiệm được những hơi thở của tử thần rất gần kề. Bây giờ, tôi mới hiểu, nếu một
lần bạn đã có tiền đủ cho cuộc đời của bạn, bạn hãy theo đuổi một mục đích khác
không liên quan đến tiền bạc. Nên tìm một điều gì quan trọng hơn.”
Ví
dụ như là lịch sử tình yêu nhân loại, nghệ thuật, ước mơ tuổi thơ… Đừng làm nô
lệ cho vật chất, giàu sang, vì nó sẽ biến bạn thành một người yếu ớt như tôi.”
Anh quyết định phải
thay đổi. Anh nghĩ bản thân cày cuốc như thế này là đủ rồi, mình có tất cả mọi
thứ rồi. Sau một đêm, anh bán trang website anh lập trước đó, anh không ham làm
giàu như trước nữa, anh quyết tâm theo đuổi nhiếp ảnh. Anh muốn làm cái gì đó để
thỏa mãn đam mê nhiếp ảnh đang bùng cháy trong trái tim mình. Đối với bất cứ một
ai, không kể cá nhân nào, họ giàu sang hay nghèo hèn, khi có một câu nói nào đó
chạm đến nỗi lòng của họ, tự trong họ sẽ suy nghĩ về nó, người đủ động lực sẽ
thay đổi vì nó.
Một
chương mới bắt đầu!
Rồi một ngày nào đó, bạn
sẽ còn màng đến danh vọng nữa. Hồi xưa, người ta tung hô rất nhiều về mảng SEO,
trên đỉnh cao của sự nghiệp, anh bỏ nó để theo đuổi nhiếp ảnh. Rất cơ duyên là
càng theo đuổi, anh càng cảm thấy hứng thú. Người ta có câu nói vạn sự tùy
duyên, 5 năm làm công ty cày cuốc để có cuộc sống ổn định, cũng không có một ai
để anh có thể gọi họ là thầy, anh tự học để vươn lên. Thế rồi, nhiếp ảnh cũng
đi theo một lộ trình tương tự, mình là người tự xây trường, là thầy và là trò của
chính bản thân. Giai đoạn bắt đầu, anh chụp rất nhiều thể loại, chụp người mẫu,
phong cảnh, khỏa thân,… Mọi người cứ nghĩ như vậy là tạp nham, nhưng giai đoạn
đầu khi bước vào thú vui nhiếp anh, bản thân anh phải thử, mình phải có trải nghiệm đủ rộng để biết thể
loại ảnh nào thì phù hợp với bản thân.
Anais Nin đã từng nói:
“Viết là cách để thưởng thức cuộc sống hai lần: một vào đúng thời điểm khi nó
diễn ra, và một khi ta hồi tưởng lại.” Cũng như vậy, nhiếp ảnh ghi lại một phần
của lịch sử mà đó cũng là một phần của cuộc sống, nếu không có ý thức lưu giữ,
một lúc nào đó nó sẽ mất đi. Nhà nhiếp ảnh thưởng thức bức tranh thật của đời sống
bằng chính đôi mắt của anh, rồi lưu trữ khoảnh khắc đó lại bằng chính những tấm
hình. Những ngày đặt được chiếc vé rẻ từ Hà Nội vào Sài Gòn, ở chưa được lâu,
anh đã bắt xe giường nằm lên Bình Thuận, vác đồ nghề ra tận Bãi Đá. Những sáng
lờ mờ, những người đi tìm khoảnh khắc nghệ thuật như vậy nhiều lắm. Ai không hiểu
thì bảo những đứa như bọn anh điên rồ, ai hiểu thì họ không những đồng cảm mà
còn tò mò muốn lắng nghe thêm những thứ hay ho.
Anh luôn tâm niệm là dù
chuyện gì xảy ra đi nữa thì bản thân cũng phải chia sẻ những điều tích cực. Nhiếp
ảnh nói riêng hay nghệ thuật nói chung sẽ đón nhận vô số quan điểm khác nhau. Nếu
một tác phẩm được số đông tiếp nhận, đó cũng là một thành công, có tác phẩm nhận
được nhiều luồng ý kiến khác nhau, đó cũng có thể là một thành công. Còn ngược
lại, nếu một bức ảnh chuyển tải niềm vui nhưng người thưởng thức không thể hiểu
được, đó là thất bại. Ai đó đạt đến cảnh giới nhiếp ảnh chuyên nghiệp thì đó
không đơn thuần là chụp ảnh nữa mà là sáng tác.”
Mỗi nhiếp ảnh gia cũng
là một con người, mà đã là con người thì khi họ nói về một chủ đề, mỗi người sẽ
có cách nhìn khác nhau, và anh tôn trọng ý kiến của họ, dù có đối lập đi chăng
nữa. Kể từ khi theo đuổi nhiếp ảnh, anh lập một danh sách gồm 200 ý tưởng chụp ảnh
và điều đặc biệt là anh tập trung vào cảnh sắc lẫn con người Việt Nam, dù bản
thân mình có chụp nhiều bức ở nước ngoài thì mình cũng không muốn gửi đi. Đừng
quên, nhiếp ảnh cũng là sản phẩm văn hóa, nếu nét đẹp Việt Nam được biết đến
nhiều hơn qua những tấm ảnh anh chụp, đó là một thành công mà bản thân những
người nhiếp ảnh như anh phải cảm thấy hạnh phúc và tự hào.
(Còn tiếp)
Nguồn ảnh: Trần Tuấn Việt
No comments: