Nếu cuộc đời bạn chưa có đá, bạn chưa làm được gì hết!
Tháng 3/2018, sau kì
nghỉ Tết kéo dài một tuần, tôi bắt đầu dự án của mình với niềm hứng khởi. Hứng
khởi vì bằng cách nào đó, những email gửi
đi đã được phản hồi, và tôi tin sẽ tiếp tục có những người sẵn sàng bỏ thời
gian trò chuyện với mình. Mục đích vẫn luôn luôn là cho cuốn sách này, đó là một
dự án vô cùng tâm huyết của tôi. Cũng cùng thời điểm này, Vàng Anh & Phượng
Hoàng, cuốn tự truyện của Hoàng Thùy Linh ra mắt. Thế hệ 9X đời cuối như chúng
tôi có thể sẽ không biết nhiều đến scandal của chị xảy ra 10 năm trước, và sinh
ra ở thời xã hội Việt Nam đã bắt đầu cởi mở hơn về quan điểm sống, những gì
chúng tôi tò mò hơn tất cả là bằng cách nào để cô gái tuổi 19 bị xã hội nhấn
chìm xuống hố bùn sâu hoáy trong thời điểm ấy lại có thể không những ngẩng cao
đầu mà còn thành công trong lĩnh vực nghệ thuật ngày hôm nay. Không còn chần chừ
gì nữa, tôi mua cuốn sách ngay. Và đó là một trong số ít ỏi những cuốn sách mà
tôi đọc xong bẵng chỉ trong một buổi chiều. Và tôi bắt đầu tò mò về nhà báo Trần
Minh (Tên thật: Nguyễn Thanh Bình), người cũng chính là dịch giả của hai cuốn tự
truyện mà tôi vô cùng tâm đắc: “Tôi là Zlatan Ibrahimovic” và “Mike Tyson - Sự
thật trần trụi.” Tôi là một người nghiện tự truyện. Và tôi thích cách anh kể
chuyện quá đi, theo dõi Facebook anh từ lâu, anh chính là người mà tôi tin sẽ
là một phần của dự án này. Tôi cố gắng thuyết phục anh bằng được, nhờ một phần
giúp đỡ không hề nhỏ của anh Thăng Fly. Hai người họ là bạn thân của nhau. Cuộc
sống xoay vòng, trái đất, định nghĩa theo thuyết tương đối của Albert Einstein,
đôi lúc không lớn như ta nghĩ.
![]() |
Nhà báo Trần Minh cùng ca sĩ Hoàng Thùy Linh và Phạm Quỳnh Anh |
Tôi bất chợt nghĩ đến
câu nói của tác giả người Anh rất nổi tiếng Phillip Pullman: “After nourishment,
shelter, companionship, stories are the thing we need most in the world” (Tạm dịch:
Tiếp sau sự nuôi dưỡng, mái ấm và tình bạn, những câu chuyện là thứ mà chúng ta
cần nhất trên thế giới.” Có lẽ đó là lý do mà tôi muốn gặp anh Trần Minh, mà
tôi và người ta vẫn quen gọi anh Binh Bong Bot, 3B. Văn anh hài hước nhưng sâu
cay, mỗi lần anh xuất hiện trên truyền hình, với cương vị bình luận viên, những
người không ham hố và không mấy cuồng bóng đá như tụi trẻ chúng tôi vẫn có thể
không những dễ dàng tiếp thu mà còn bị cuốn vào trận đấu, bị hấp dẫn bởi cách dẫn
truyện đầy say mê và cuốn hút của anh.
“Vấn
đề dạy Văn của mình đang bị hỏng, nó không kích thích niềm yêu văn chương mà nó
gò người ta vào gà bài, học bài.”
Ba má, đàng nội đàng
ngoại của anh không phải là người theo viết lách, cũng không có ai theo đuổi
nhà báo hay văn chương, khi còn nhỏ, anh cũng chưa bao giờ bộc lộ năng khiếu viết
lách. Điểm thi đại học môn Văn của anh chưa qua nổi 10 bẻ đôi. Việc dạy Văn và
học Văn của giáo dục mình đang bị hỏng, nó không kích thích niềm yêu văn chương
mà chỉ khiến người ta nghĩ ra cách đối phó. Chấm điểm Văn theo barem là sai rồi.
Hồi xưa, khi phân tích văn, nếu bạn thể hiện trúng ý tưởng của thầy cô, bạn được
điểm. Nhưng nếu bạn diễn đạt theo một ý hay thiệt là hay nhưng trật ý, bạn
không được điểm hoặc nhận điểm thấp. Nếu người ta yêu cầu bạn phân tích cái
hay, cái đẹp của “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” nhưng bạn lại không thích nó thì
làm sao bạn có thể phân tích cái hay cái đẹp của nó? Thời ấy, anh học Văn rất
kém nhưng thậm chí bạn gái đầu tiên của anh cũng bị liệt điểm môn Văn. Bạn ấy học
rất giỏi nhưng bị điểm Văn thấp kéo thành tích đi xuống. Nhưng một điều thật lạ,
khi bạn gái viết thư cho anh thì cô ấy viết hay thiệt là hay, hay đến nỗi có thể
khiến người cầm lá thư ấy khóc được. Câu
chữ rất mềm mại, cứ như tuôn cả trái tim ra giữa trang văn mà bày tỏ, mà bộc lộ
không ngần ngại, không che dấu. Anh và cô cứ viết qua viết lại những bức thư
như vậy. Anh nhận ra một điều là chúng ta không cần học giỏi văn (như cách thầy
cô đánh giá) để viết một bài văn hay.
“Là
một người viết hay, họ nhất định phải là
một người năng đọc.”
Khi còn nhỏ, dù không
được thầy cô khen văn chương hay nhưng anh là người luôn luôn đọc sách, và anh
nghĩ rằng những người viết tốt đều phải đọc sách. Thời đó, khi thi đại học, anh
cứ phân vân hoài về chọn trường. Vì thời điểm đó, đậu đại học là một điều gì đó
ghê gớm lắm, anh đã thi thoảng nghĩ rằng hay là thi vào trường gì ít điểm để ăn
chắc phần đỗ để ba mẹ vui lòng. Nhưng bạn gái anh đã điền phiếu thi cho anh, điền
luôn mã báo chí 603, vì phân vân quá nên cô ấy đã quyết định luôn giùm anh. Lúc
đó, trong mắt ba mẹ cô, anh là thằng con trai không xứng, vì cô học giỏi còn
anh lại học dốt. Nhưng đến khi anh đậu khoa báo chí, anh nghĩ nếu anh vui một
thì cô ấy phải vui gấp đôi, vì cô ấy đã có lý do chính đáng để bảo với ba mẹ cô
rằng anh hoàn toàn xứng đáng là bạn trai cô ấy như thế nào. Mối tình đó lâu lắm,
nhưng cô ấy có thể người đầu tiên nhưng đã không phải là người đi với anh đến
ngày hôm nay. Sau cô ấy, anh phải quen đến trên dưới 10 cô nữa. Anh nghĩ tình đầu
nên giang dở một chút, và anh cũng nghĩ mình nên trải nghiệm nhiều trước khi cưới
một ai đó.
“Bước
ra khỏi ghế nhà trường, anh biết rằng cuộc sống không như những gì mình sắp đặt
trong đầu.”
No comments: