Còn bao mùa hè mang tên tuổi trẻ nữa?
Không phải cứ đi thật xa mới cảm nhận được tận cùng thế giới...
Sẽ
có những thứ hay ho và cực kì gần bạn, và bạn cứ bướng bỉnh đi khám phá những
gì đâu đâu…
![]() |
Xanh cỏ, xanh tuổi, xanh một mùa hè |
Sẽ
còn bao nhiêu mùa hè mang tên tuổi trẻ nữa?
Chị: Thời học sinh,
sinh viên chị cũng ước nhiều thứ lắm em ạ. Đi đây đi đó, làm thêm, tham gia hoạt
động ngoại khóa, kiếm thật nhiều tiền. Thế mà không ngờ, tuổi 24 chị đã về nhà
chồng. Có phải chị muốn đâu em nhưng như người ta nói ấy, định mệnh đã khiến tuổi
trẻ của mình chỉ dừng lại ở đó. Lấy chồng, có con, rồi bao nhiêu thứ phải lo
toan, tất bật. Tuổi trẻ trở thành hai từ xa xỉ và vốn nó khó mà tồn tại trong
hôn nhân. Có lúc cũng muốn đi một mình lắm, như khao khát của em bây giờ, đẹp
và mộng mơ. Nhưng ngay bây giờ, chỉ cách cháu có 5 km thôi, chị đã phải canh đồng
hồ để đi đón cho đúng giờ, nghĩ xem tối nay ăn gì, đọc sách nào cho cháu. Đời
người phụ nữ, đến một lúc nào đó chỉ giới thiệu tuổi mình bằng việc khoe tuổi
con…
Bạn bao nhiêu tuổi rồi
nhỉ? Ở nước ngoài, hỏi tuổi được cho là bất lịch sự nhưng bạn có thể tự hỏi và
trả lời cho chính mình nghe. 20 tuổi vẫn còn trẻ lắm, nhưng thời gian cũng trôi
qua nhanh lắm bạn ơi. Bạn thức dậy, ăn sáng, làm vài thứ, lại ăn trưa, rồi chiều
kìa, tối lại đến, ngủ một giấc, ngày mai gõ cửa. Nhưng thật vô ích khi cứ mãi
trằn trọc nghĩ đến nó như thế. Bắt tay vào làm thôi, T chợt nghĩ, và thế là xắn
ống áo lên làm.
Về
quê, dạy chữ, nắng gắt, đen da nhưng là một mùa hè nhớ mãi
Nghệ An nói riêng và dọc
miền Trung nói chung khắc nghiệt lắm. Cái lạnh mùa đông như từng hạt muối chạm
lên vết thương chưa lành, cái nóng mùa hạ như cho cả người vào trong đống lửa.
T đã từng nghĩ: “Rồi mình sẽ không về quê đâu. Tìm việc ở Nghệ An rất khó, bạn
bè cũng không có mấy ai vì chúng nó tản đi hết rồi.” Thế là suốt năm tháng cấp
3, học như trâu để mong đậu vào trường top, ý nghĩ học để có một công việc
lương cao, đi du lịch thật nhiều nơi và cô đơn thì hẵng lấy chồng. Nhưng sau
năm nhất, mọi suy nghĩ của T đã thay đổi đến chóng mặt.
T viết cho chị: “Em viết
nhiều quá. Em nói nhiều quá nhưng em chưa làm được nhiều. Đã đến lúc em phải biến
những điều em nghĩ thành sự thật. Bắt đầu bằng những việc nhỏ thôi, thế là em
đã quyết định về quê tình nguyện trong hè.”
Cả năm nhất, T đã làm
việc chăm chỉ để dự định đi du lịch bằng số tiền mình đã kiếm ra. Thế rồi, vào
một tối nọ, ngồi thẫn thờ trước màn hình máy tính, T viết một post dài gửi vào
group xã mà T có ý định tình nguyện. Không ngờ lại được học sinh, phụ huynh đồng
tình ủng hộ. Sau đó gọi điện cho anh bí thư đoàn xã, cũng nói chuyện với dân
quanh vùng để xem mình có mượn được phòng dạy hay không. T về quê hôm 27 nhưng
phải đến 29 mới có thể tập trung tất cả các em. T cứ nghĩ đi tình nguyện thì
đơn giản nhưng không hề đâu các bạn, có những lúc mình cũng trằn trọc nghĩ làm
sao để truyền cảm hứng cho các em. Những đứa trẻ chưa quá hai chữ số hãy còn
ngây thơ và nghịch ngợm. Trong đầu các em chỉ có hai thứ: chơi và học thôi. T
không thể bị ảnh hưởng từ tính hơi triết lý của mình để truyền đạt cho các em
những điều sáo rỗng, xa vời.
Dạo trước ở đây toàn đường
đất thôi. Một chiếc xe máy đi qua là bụi bay tứ tung như ai đó té nước bẩn vào
mặt. Bây giờ cứ đi một đoạn lại có đoạn đường bê tông, nhưng cũng gần như hỏng
bét. Sỏi đá tung lên và với cái nắng 40 độ C miền Trung biến những con đường trở
nên khó ưa. Buổi đầu tiên có đến khoảng 30 em cấp 1 đi học và T gọi đó là lớp
cơ bản. Lớp học có anh phó bí thư đoàn xã đến dự giờ, các em trông ngoan ngoãn
vì nhìn chị lạ lẫm và có phong cách dạy khác với những thầy cô mà các em đã học.
T không biết mình thích trẻ con từ bao giờ hay thấy chúng đáng yêu đến nỗi chẳng
thể từ chối thích. Có em cười toe toét lộ cả hàm răng trên không còn cái nào,
ánh mắt sáng vằng vặc như trăng rằm.
Chị: Khanh sau này muốn
làm nghề gì?
Khanh: Em nỏ biết. ( Nó
cứ ngoáy người như lò xo của cây bút bi)
Chị: Khanh thích học ở
đây không?
Khanh: Có
Chị: Răng rứa?
Khanh: Ở nhà chán. (Nó
cười xòe răng, có hai chiếc răng cửa đã bị nhổ cách đó vài hôm, em mặc bộ đồ
bóng đá đề chữ Sông Lam Nghệ An, chắc có khiếu thể thao lắm.)
![]() |
Bé Khanh, sợ không cho chụp đối diện mặt nên T chụp lén. |
Có hôm lớp cơ bản leo tới
con sô 50 người. Lớp nhỏ, phụ huynh các em thì cứ phương châm: “Cho cháu ngồi
vào nó nghe cho quen tai) mà có biết có những bạn đến chỉ để gục vào bàn đâu.
Em Nghĩa năm nay lên lớp 2, chị lại gần hỏi:
- Em có viết bài được không? – Cũng xoa đầu
và cười với nó.
- Không ạ. – Nó bẽn lẽn và gửi chị nụ cười
hai hàng răng trắng tinh nho nhỏ như răng chuột.
- Em viết đi, em viết được mà. – Xoa đầu
Hôm sau đi học, T chú ý
nó đang cặm cụi viết bài. Chữ được chữ mất nhưng Nghĩa đã có tinh thần học hơn
và em không còn nghi ngờ vào năng lực của mình nữa. Một số em phải lấy ghế làm
bàn, đất làm chỗ ngồi, ấy thế mà các em vẫn cố gắng lắm. T nhớ đến tuổi thơ của
mình, mím môi và tự dưng chạnh lòng trước những thiếu thốn này.
![]() |
Linh, cô bé đặc biệt nhất lớp cung chiếc túi huyền thoại |
Khác với các em cấp 1,
các em cấp 2 tham gia lớp trung bình sẽ phần nào có nhận thức và suy nghĩ chín
chắn hơn. Sĩ số lớp dao động ở mức 30, có khi lên tới 40. Các em kéo hình ảnh
tuổi thơ của T gần với hiện tại một chút. Thời bướng bỉnh và bắt đầu biết suy
tư. Đôi khi T nghĩ mình đã đem tất cả nhiệt huyết vào bài giảng nhưng làm sao để
giúp các em nhiệt huyết giống chị 100%. Các em thấy mệt thì dừng bút, thấy chán
thì đi tìm bạn kế bên kể chuyện chăn trâu, chăn bò, bộ phim x,y,z. Các bậc phụ
huynh thấy con mình nghịch ngợm thì không tiếc máu mủ gì, giơ roi gậy gộc mà
đánh chúng, T thì không nghĩ đây là cách giáo dục hay. Thi thoảng gặp phụ huynh
của học sinh, T bảo đừng đánh cháu, thương cháu nhưng đừng đánh. Hãy nhắc nhở
cháu, quan tâm bằng ngồi vào bàn học chia sẻ cho cháu những lời nhẹ nhàng.
Nhưng bạn có biết, cái nắng gió miền Trung khiến cho lời nói của thế hệ đi trước
trở nên cứng như đá, mạnh như lũ. Cứ thế đấy, các em không có sách đầy đủ để học.
Ở trường, thầy cô chỉ dạy để mong hết tiết. Việc hiểu bài hay không sẽ được
đánh giá vào các bài kiểm tra. Xã này ít học sinh mà, trường cấp 2 không quá
200 cháu, tại sao không truyền cảm hứng cho các em học được?
Tuần dạy 6 buổi, nói
như thế thì mệt nhưng khi tính theo giờ thì thấy ít lắm. Chỉ gắn bó với các em
được 20 buổi thôi, mỗi buổi 2 tiếng, điều đó có nghĩa là chỉ dạy 40 tiếng, chưa
đến 2 ngày. Công sức mình bỏ ra bé cỏn con ấy thế mà đôi lúc cũng thấy mệt. Nói
bình thường thì là đang dối, tình nguyện đâu có dễ dàng và xả hơi như có một chuyến
du lịch. Giờ T thấm một điều, tuổi trẻ hãy có một mùa hè xanh, một mùa đi giúp
bà con, lấy kiến thức của mình để đi truyền đạt cho những nơi hãy còn thiếu thốn
như thế.
Cái nắng miền Trung sẽ
không bao giờ dứt được cũng như mùa hè xanh sẽ hãy còn mãi để tuổi trẻ đi tìm lẽ
sống cho chính mình. Nói thì đao to búa lớn, triết lý viển vông nhưng ắt hẳn ai
đã đi một lần thì sẽ có những câu chuyện cười lẫn cảm động đến chảy nước mắt.
Có em nhỏ hỏi T:
- Sang năm chị có về nữa không ạ?
- Chị chưa biết em ạ? – Bỗng như có khoảng
trống lớn trong tâm trí của mình…
Thật có nhiều phụ
huynh, lẫn học sinh đã hỏi T như thế. Nhưng T không thể chắc chắn mùa hè tới của
mình như thế nào nhưng chắc chắn sẽ khó trở lại đây trong thời gian ngắn. Chúng
ta luôn có những lời tạm biệt hẹn ngày gặp lại nhưng biết bao giờ mới có cơ hội
như thế. Tất nhiên đây là quê T thì nhất định sẽ trở lại thường xuyên. T chợt
nghĩ, những nơi nào bạn bước qua hãy để lại một kí ức đẹp đẽ nào đó…
Trước nhà văn hóa đấy
là cánh đồng vừa mới thoát chết nhờ cơn mưa như trút nước. Phía xa xa kia nữa
là nhà máy xi măng rồi đây sẽ tạo công ăn việc làm cho bà con nhưng cũng đưa
nhiều người gần hơn với nơi mang tên bệnh viện. T chợt nghĩ, phải chăng sự phát
triển đi lên ở vùng nông thôn luôn gắn liền với cái giá đắt phải trả nào đó. Có
thể là ô nhiễm, có thể là tham ô. Dân còn khổ lắm, cuộc sống có quá nhiều việc
phải làm…
19/06/2016
hay quá ạ
ReplyDeletehạt điều mật ong
Thanks e ;)
Delete